Saturday 29 September 2012

Cải cách ở Trung Quốc và Đổi mới ở Việt Nam - China’s Reform vs. Vietnam’s Doi Moi

(The article below was written in September 2009. Please scroll down for the English translation.)

Vào dịp 60 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa (1949-2009), báo chí Trung Quốc đã có những bài viết về thành tựu phát triển đất nước, trong đó nhắc tới sự thành công của mô hình kinh tế kiểu Trung Quốc.

Chưa có một định nghĩa cuối cùng, nhưng các học giả Trung Hoa cũng như phương Tây đã bàn nhiều về mô hình phát triển Trung Quốc. Những từ thường được dùng để mô tả nó là: cải cách, mở cửa, thử nghiệm, chuyển đổi từ bên trong, tiến bộ từng bước, Nhà nước định hướng mạnh, tăng trưởng kinh tế, và ổn định chính trị.

Sự so sánh để tìm những tương đồng và khác biệt giữa mô hình Trung Quốc và Việt Nam không phải vấn đề bây giờ mới được nhắc tới. Ít nhất thì các nhà khoa học của cả hai nước đã từng tiến hành nhiều hội thảo và thực hiện các công trình nghiên cứu so sánh công cuộc cải cách ở Trung Quốc và đổi mới ở Việt Nam.

Trung Quốc bắt đầu cải cách từ năm 1978, còn Việt Nam từ năm 1986. So với phần còn lại của thế giới cũng tiến hành chuyển đổi (Liên Xô, các nước Đông Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latin), hai nước chia sẻ nhiều điểm chung hơn, chẳng hạn cả hai đều kiên trì con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản. Điều này khác xa Đông Âu và Liên Xô - là nơi mà, theo chuyên gia lịch sử kinh tế Đặng Phong [1], “đảng Cộng sản chỉ dẫn dắt quá trình chuyển đổi chưa được một nửa con đường, sau đó thì những khủng hoảng chính trị đã làm cho đảng Cộng sản ở các nước đó không còn là người điều hành cuộc chuyển đổi nữa”.

Bên cạnh đó, nội dung đổi mới ở Việt Nam và cải cách ở Trung Quốc còn giống nhau ở một số điểm lớn, như: đa dạng hóa cơ cấu sở hữu (chuyển sang kinh tế nhiều thành phần); mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh sản xuất hướng về xuất khẩu, v.v.

Chính sự tương đồng đó, cùng với việc Việt Nam tiến hành đổi mới sau Trung Quốc 8 năm, đã làm nảy sinh nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam sao chép mô hình phát triển của Trung Quốc. Gần đây, khi nhìn lại sự thành công của mô hình này, tờ Nhân Dân Nhật Báo số ra ngày 18 tháng 9 năm 2009 có bài viết nhận định Việt Nam là trường hợp “sao chép toàn diện và thành công nhất mô hình Trung Quốc”.

Sự thực thì có tương đồng gì giữa mô hình Trung Quốc và phát triển kiểu Việt Nam?

Cùng một thứ thuốc trị bệnh…

Nói cho đúng thì trong những năm đầu của công cuộc chuyển đổi, Việt Nam và Trung Quốc không ai sao chép ai, mà cả hai đều thực hiện những “phương thuốc” nhỡn tiền phải dùng để chữa trị “căn bệnh” chung. Căn bệnh đó, với các triệu chứng như tập trung bao cấp, sở hữu toàn dân và tập thể, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng…, xuất phát từ việc sao chép mô hình của Liên Xô.

Ông Đặng Phong có một so sánh hài hước: “Tóm lại là cả hai đều ăn ổi xanh, ăn ổi xanh thì đều táo bón, tức là đời sống khó khăn, kinh tế đi xuống, bế tắc, khủng hoảng. Cả hai táo bón thì đều cùng phải uống thuốc”.

Thế rồi, trong quá trình chữa bệnh, cả hai cùng có các phản ứng giống nhau. Ví dụ như nạn vỡ bong bóng tín dụng. Ở Việt Nam giai đoạn đầu đổi mới có tình trạng bể hụi, vỡ quỹ tín dụng. Ở Trung Quốc những năm 1992-1993 cũng xảy ra việc hàng loạt ngân hàng phá sản.

Sau này, hai nước lại tiếp tục chứng kiến bong bóng chứng khoán, méo mó trên thị trường bất động sản, sự phình to và hoạt động không hiệu quả của khối quốc doanh… Về mặt xã hội, cả hai đều phải đương đầu với các vấn đề gay gắt như tham nhũng tràn lan, bất bình đẳng xã hội mở rộng, bần cùng hóa ở một bộ phận dân cư nông thôn miền núi. [2]

Như vậy, có thể thấy là hai “bệnh nhân” mắc bệnh giống nhau, dùng thuốc giống nhau và cùng trải qua các phản ứng tương tự. Tuy nhiên, do mức độ bệnh và thời gian phát bệnh khác nhau nên liều dùng và thời điểm dùng thuốc của hai “bệnh nhân” lại khác nhau.

Mỗi người dùng một khác…

Nói về mức độ của căn bệnh, thì Trung Quốc “bị” nặng hơn Việt Nam, do nền sản xuất bị tàn phá nghiêm trọng trong thời kỳ Đại nhảy vọt, Công xã nhân dân và Đại cách mạng Văn hóa. Cạnh đó, ở Trung Quốc kỷ cương rất chặt, Nhà nước quản lý tập trung cao độ, thị trường tự do bị xóa sổ. Trong khi ở Việt Nam, nông dân vẫn còn được 5% đất để kinh doanh sản phẩm phụ, và chợ đen vẫn tồn tại với sức sống rất mãnh liệt, dai dẳng.

Trung Quốc cũng bị đẩy vào tình thế phải cải cách sớm hơn Việt Nam, do không có được “bầu sữa viện trợ” kéo dài như Việt Nam.

“Bệnh” nặng hơn và thời gian “phát bệnh” diễn ra trước nên Trung Quốc dùng “thuốc cải cách” trước và có những khác biệt so với Việt Nam. Ngoài ra, thời kỳ 1978-1986 cũng là khoảng thời gian dài quan hệ hai nước căng thẳng nên sự sao chép, học tập về mô hình cải cách là không thể có.

Sự khác biệt lớn nhất được nhà nghiên cứu Đặng Phong đúc kết trong một câu: “Ta phá rào từ dưới lên, còn Trung Quốc phá rào từ trên xuống”. Trung Quốc đã đi theo con đường từ lý luận tới thực tiễn, từ chỉ đạo của Trung ương tới hành động của địa phương. Sau khi đã có những đột phá về lý luận nhằm giải quyết các bế tắc, Trung Quốc mới cho thực hành. Trong khi đó, Đổi Mới của Việt Nam lại bắt đầu từ những vụ “phá rào” ở cơ sở, sau đó được Trung ương chấp nhận và cuối cùng trở thành chính sách. Ví dụ, chính sách khoán bắt đầu từ những hiện tượng tự phát và làm chui của nông dân, mà lãnh đạo địa phương hoặc đồng ý cho làm và “bao che” trước Trung ương, hoặc lờ đi. Có thể kể tới các vụ phá rào “ngoạn mục” như khoán chui ở Hải Phòng, xóa tem phiếu ở Long An, cơ chế mua cao bán cao ở An Giang, mua lương thực với giá thị trường để bán “cứu đói” cho Thành phố Hồ Chí Minh…

Ông Đặng Phong nhận xét: “Thật ra người Việt Nam đã “phá rào” suốt từ… thời chống Mỹ. Đặc tính của dân mình là vậy, linh hoạt, có khả năng xoay xở cao và rất khó đi vào kỷ cương. Ở Trung Quốc, Nhà nước nghiên cứu bài bản rồi mới quyết định dỡ bỏ hàng rào cũ, lập hàng rào mới. Còn ở Việt Nam ta là dân chúng, địa phương chủ động dỡ bỏ quách hàng rào, chẳng theo lý thuyết nào cả”.

Đổi mới, vì thế, mang phong cách rất Việt Nam.

Có hay không sự sao chép?

Đổi mới ở Việt Nam không phải là sự sao chép mô hình cải cách của Trung Quốc. Tuy nhiên, vào những năm về sau trong công cuộc chuyển đổi, có những quyết sách kinh tế – xã hội của Việt Nam được tiến hành sau và mang nhiều nét tương tự như Trung Quốc. Chẳng hạn như chính sách trao quyền xuất nhập khẩu trực tiếp cho khối doanh nghiệp tư nhân, thành lập thị trường chứng khoán, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước… đều được tiến hành ở Việt Nam sau Trung Quốc vài năm. Việt Nam và Trung Quốc cũng là hai nền kinh tế duy trì vai trò chủ đạo, định hướng phát triển của Nhà nước. Cả hai quốc gia đều thực hiện sở hữu Nhà nước về đất đai, chế độ quản lý chặt chẽ của Nhà nước về tỷ giá hối đoái.

Không thể khẳng định có sự sao chép với chủ ý hay không, nhưng điều chắc chắn là, như trên đã nói, có những phương thuốc chung để hai nước trị các căn bệnh chung. Thêm vào đó, việc một nền kinh tế đi sau tham khảo, học tập hoặc chịu ảnh hưởng từ mô hình của nền kinh tế đi trước là chuyện thường gặp trên thế giới.

Tiến sĩ kinh tế Nguyễn Đức Thành, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam (VEPR), giải thích điều này bằng một ví dụ thú vị: “Trong khoa học về chiến lược, có khái niệm gọi là “hiệu ứng con ngỗng con”. Khi con ngỗng ra đời mà bị cách ly với mẹ, nó có thể tưởng nhà bác học chăm nuôi nó chính là mẹ, và nó sẽ đi theo nhà bác học đó như thể đó là ngỗng mẹ vậy. [3] 

Hiện tượng tương tự xảy ra trong kinh doanh và xây dựng chiến lược phát triển: Các nền kinh tế nhỏ, chậm phát triển, đi sau, rất dễ bị ảnh hưởng, thậm chí sao chép một cách có chủ ý từ nền kinh tế có quy mô lớn hơn, gần gũi mình và đi trước mình, vì nghĩ rằng như thế là tốt, là ưu việt. Việt Nam hiện đại chịu ảnh hưởng nhiều từ Pháp, ví dụ như luật dân sự của Việt Nam áp dụng nhiều điều của Pháp. Trong kiến trúc, chúng ta cũng có xu hướng cho rằng kiến trúc Pháp là đẹp, là sang trọng, tóm lại là ưu việt. Trung Quốc ở gần và có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về thể chế, dễ học, nên Việt Nam có tiếp thu mô hình Trung Quốc cũng không lạ”.

Một học giả gốc Hoa ở Mỹ, Li Tan, cũng từng khái quát hóa mô hình phát triển của tất cả các nền kinh tế đi sau, bao gồm cả Trung Quốc lẫn Việt Nam, thành sự phát triển dưới định hướng của nhà nước. Li Tan viết: “Mô hình phát triển dựa vào nhà nước sẽ tiếp tục có sức hấp dẫn đối với các nền kinh tế phát triển sau… vì nó cho phép các nước nghèo phát triển nhanh hơn để thoát khỏi tình trạng tụt hậu về kinh tế”.

“Chiến lược đuổi kịp”

“Copy, sao chép không bao giờ là tiêu cực, trừ trường hợp copy một cách mù quáng, nông cạn” – Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành khẳng định. Còn nhà nghiên cứu Đặng Phong nhận xét: “Tôi nghĩ Trung Quốc có những đặc điểm, những chính sách mà nếu Việt Nam học tập được thì tốt quá! Ví dụ như trong chiến lược phát triển, cả hai nước cùng hướng về xuất khẩu, nhưng Trung Quốc đi xa hơn Việt Nam ở chỗ họ lấy nguyên liệu của toàn thế giới để sản xuất hàng hóa bán cho thế giới. Còn Việt Nam ta xúc nguyên liệu của mình đi bán để mua hàng hóa bên ngoài về tiêu xài”.

Nhiều người cũng đánh giá cao quyết tâm chống tham nhũng của chính quyền Trung Quốc, sự nghiêm minh của pháp luật, kỷ cương trật tự, hoặc cơ chế sử dụng nhân sự. Ông Đặng Phong nói: “Phải thừa nhận rằng Trung Quốc đào tạo, sàng lọc và tuyển dụng cán bộ ngày càng tốt hơn. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của họ thật sự rất cao”.

Một nhà kinh tế khác cũng nói về một số chính sách của Trung Quốc mà Việt Nam nên xem xét tham khảo. Ví dụ chủ trương cho các công ty quốc doanh thuê chuyên gia nước ngoài làm quản lý, trả lương rất hậu hĩnh. Hoặc chủ trương trao quyền tự chủ cho hệ thống trường đại học, khuyến khích việc đầu tư của tư nhân ra nước ngoài…

Cho đến nay, có thể nói Trung Quốc thực sự đã đi theo một mô hình kinh tế thể hiện rất rõ quyết tâm của Nhà nước: tăng trưởng kinh tế, ổn định chính trị, kiên trì định hướng xã hội chủ nghĩa.

Với sự tương đồng về thể chế chính trị, hoàn cảnh xã hội, nếu Việt Nam có thể áp dụng điều gì từ Trung Quốc, như sự nghiêm minh của hệ thống pháp luật hay cơ chế sử dụng nhân sự cấp cao hiệu quả, thì đó chẳng phải là điều tốt hay sao?

[1] Đặng Phong (1939-2010): Chuyên gia lịch sử kinh tế, tác giả cuốn "Tư duy kinh tế Việt Nam - Chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975-1989"

[2]  Tư liệu trong cuốn “Nghiên cứu so sánh Đổi mới kinh tế ở Việt Nam và cải cách kinh tế ở Trung Quốc” - công trình hợp tác giữa Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (Việt Nam) và Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây (Trung Quốc), Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hữu Tầng và Giáo sư Lưu Hàm Nhạc chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2002.

[3]  Tác giả của thí nghiệm về “hiệu ứng con ngỗng con” là nhà tâm lý học động vật hàng đầu Konrad Lorenz, Nobel về Y học năm 1973.

* * *

English translation

China’s Reform vs. Vietnam’s Doi Moi

In 2009, on the 60th anniversary of the founding of the People’s Republic of China, the country’s state media launched a campaign of glorifying the nation’s development, of which the success of Chinese economic model was an integral part.

To date, a final definition of the Chinese economic model has not yet been reached. But Chinese scholars and their Western counterparts have discussed a great deal, with the most frequently used terms on talking about the topic including reform, open policy, trial, inner shift, gradual progress, heavy state control, economic growth, and political stability.

It’s not a phenomenon when someone suggests making a comparision to address the similarities and disparities between the model of China and that of Vietnam. At least scholars from both nations have conducted a substantial number of seminars and research projects to compare between China’s reform and Vietnam’s Doi Moi.

China embarked on economic reform in 1978, while Vietnam began the course in 1986. Compared to the rest of the transitional economies in the USSR, Eastern Europe, Asia, Africa and Latin America, Vietnam and China shared more common characteristics. For example, both insist on the course of “building socialism” under the ruling Communist party. This is totally different from Eastearn Europe and the Soviet Union, where communist party took the lead, but left when political crises broke out halfway, hindering them from being the steerer of the transition process.

In addition to that, Vietnam’s Doi Moi and China’s reform are also alike in some major points: diversifying ownerships with a move to multi-sector economy, opening to foreign investments, boosting export-oriented production, etc.

This alikeness and the fact that Vietnam lagged eight years behind China in launching the reform have sparked the opinions that Vietnam has been making a copy of the Chinese archetype. When looking back on the success of the Chinese model, the People’s Daily newspaper on September 18th 2009 wrote that “Vietnam is the country whose replication of Chinese model is the most complete and successful.”

So, what actually are the similarities between Chinese model and the Vietnam-typed development?

Same antidote

To tell the truth, in the beginning years of the transition process, Vietnam and China did not copy anything from each other. Rather, they both resorted to the same cure for the same disease. That disease, whose symptoms included bureaucracy and subsidization, collective ownership, priority given to heavy industrial areas, etc., derived from the imitation of the Soviet model.

Dang Phong [1], a Hanoi-based economic historian, gave a derisive comparison, “In brief, both of them (China and Vietnam) ate unripe guavas and went costive. I mean, both were confronted with hard lives, economic downturn, deadlock, crises. Both suffered from constipation, thus had to find cure.”

Then during the cure, they both demonstrated similar reactions; one of which was the collapse of the credit bubble: in the embryonic period of Doi Moi, Vietnam saw the fall of “hụi”, or “tontine” funds. China experienced the same situation between 1992 and 1993 when series of credit funds went bankrupt.

The two countries would later on see the stock market bubble, the distortion of property market, the expansion and malfunction of state-owned entrepreneurs, etc. When it came to social aspect of the reform, both countries had to face torturous problems including epidemic corruption, widening social gap, impoverishment in parts of rural and mountainous areas. [2]

Therefore, it is pertinent to conclude that the two “patients” were infected with the same disease, treated with the same cure and experienced the same subsequent reactions. However, the dosage and the length of cure were different as the two patients differed in the disease’s seriousness and incubation time.

Different reactions

As per how serious the disease was, indeed China suffered from a disease more malign than Vietnam. This came as a result of the severe destruction of production during the period of the Great Leap and the People’s Community, and the great Cultural Revolution. Apart from that, China was also a highly controlled country where the government held their visible hand tightly, and free market was obliterated. Meanwhile, Vietnamese farmers could retain 5 percent of the land to do their own farming, and black market still functioned tenaciously.

China, lacking the long-standing foreign “feeding” that Vietnam enjoyed, was also compelled to actuate the reform much earlier than Vietnam did. 

The disease was more serious, the incubation time was longer, and China therefore had to take the “cure of reform” before Vietnam did, with much difference from Vietnam. In addition, between 1978 and 1986 there was a long time of tension between the two countries, which made the replication of model seem untenable.

The biggest difference was encapsulated by Dang Phong within one sentence, “Vietnam did its fence-breaking movement from bottom upwards, while China broke the fence from top down.” China took a path from theory to practice, from the central government’s policies to local activities. They only put into practice what had previously proved to be breakthroughs in theory. Meanwhile, Vietnam started its Doi Moi with cases of “fence-breaking” at local levels, which were approved by central authority and would later become policies in realities. For example, the household contract policy originated from peasants’ spontaneous and illegal activities that either received consensus and protection from local authorities or were ignored by them. There were, to name some, spectacular cases of fence-breaking like “underground household contract” in Hai Phong, the abolishment of the stamp system in Long An, the application of high prices in An Giang, the mechanism of purchasing food at market prices to save Ho Chi Minh City from famine, etc.

“In fact, the Vietnamese people had the habit of fence-breaking since wartime. Such are their distinguished national characteristics: they are flexible, skillful at managing their own way of living, and find it extremely hard to go under discipline,” said Dang Phong. “In China, the government reached the decision of breaking the old fences and building new ones following in-depth research. In Vietnam, it’s the people, not the government, who took initiative in fence-breaking without reliance on any theory.”

Doi Moi, therefore, has a highly Vietnamese style.

Did Vietnam make any replication?

Although Vietnam’s Doi Moi is not a replica of Chinese’s reform model, in the later years of the transition period, there were socio-economic policies adopted in Vietnam long after China, bearing similar traits to those of China. For example, the policy of allowing direct export for private entrepreneurs, the establishment of stock market, or the decision of equitization of state-owned enterprises, etc. were all conducted in Vietnam years after they were adopted in China. Vietnam and China are also economies where the state takes the “guiding” role. Both adopt state ownership of land, and maintain tight state control of exchange rates.

It would be irrelevant to say with much confidence of whether there has been a deliberate imitation, but what can be widely accepted is that the two countries have cured the same disease with the same antidote as mentioned above. After all, it is an usual thing for a backward economy to learn from or to be influenced by the model adopted by the more developed economies.

“In the area of strategy studies, there is a concept referred to as “the geese effect”. When the young geese were isolated from their mother, they may mistake the scientist for their mother, and would learn the identity of the scientist as if he were their real mother,” said Nguyen Duc Thanh, Ph.D. in economics at the Vietnam Economic and Policy Research. [3]

“The same phenomenon has been seen in the area of business and development strategies. Small, low-developed economies that lag behind get very easily influenced by, even deliberately imitate from economies of bigger scale, closer to them and preceding them, because they believe such is optimal. Present-day Vietnam is influenced strongly by France. For example, the civil code of Vietnam borrows from France to a good extent. In the sector of architecture, the Vietnamese tend to think that French-styled architecture is splendid, luxurious, and in sum, should be an optimal choice,” Thanh explained.

“As China is situated close to Vietnam and share many common characteristics with Vietnam in terms of political regime, it is easy for Vietnam to learn from China, and it is understandable that Vietnam replicates the Chinese model,” said Thanh.

An American-Chinese author, Li Tan, once made a generalization of the development models of all latecomers, including China and Vietnam, concluding that it was a state-led development. He wrote in his book, The Paradox of Catching up, that the state-led development model appeals to backward economies because it allows them to grow faster out of economic stagnancy.

The “Catching up Strategy”

“Replication is never a bad thing except when it is a servile, shallow-hearted imitation,” said Nguyen Duc Thanh.

From his point of view, Dang Phong said, “I think China has many traits, many policies which it would be laudable if Vietnam can learn from. In strategy for growth, for example, both China and Vietnam are export-oriented, but China has gone further than Vietnam in that they import the world’s materials to produce, then sell goods back to the world. Vietnam, on the contrary, sells their natural resources just to buy consumer goods to indulge themselves.”

Many people highly appreciate Chinese government’s resolution in fighting corruption, the strictness of their laws and regulations, and their human resource management policy. “Admittedly, China’s system of training and recruiting cadres is growing better and better. The quality of their management personnels is truly high,” said Dang Phong.

Another economist also mentioned some Chinese policies that he thought Vietnam should copy. He gave the examples of letting state-owned enterprises to hire foreign experts with attractive payment policy, granting autonomy to universities, encouraging investments by local companies abroad.

So far, it can be said that China has really adopted an economic model that clearly shows the government’s high resolution which focuses on economic growth, political stability, and sticks to the line of socialism.

Given the similarities in political system and social conditions, isn’t it good if Vietnam could adopt something “exported” from China, such as the strictness of laws and regulations, or the effectiveness in human resource policies?


[1] Dang Phong (1939-2010): a Vietnamese researcher on economic history, author of "Vietnamese Economic Thinking - The Splendid Road from 1975 to 1989."

[2]“Comparison between economic innovation in Vietnam and reforms in China”, National Politics Publishing House, 2002.

[3] Konrad Lorenz, a leading Austrian zoologist who shared the 1973 Nobel Prize in Physiology with Nikolaas Tinbergen and Karl von Frisch, is the author of the “young geese” experiment.