Tuesday 25 September 2012

Báo cáo của CPJ: Tự do báo chí ở Việt Nam đi xuống


Trích báo cáo của CPJ, phần nói về blogger Điếu Cày

Khi công an Việt Nam bắt giữ blogger Nguyễn Văn Hải lần đầu tiên vào năm 2008, họ nói với gia đình ông rằng làm như thế là để bảo vệ chính ông khỏi các mật vụ Trung Quốc đang giận dữ vì những bài viết của ông. Hải, nổi tiếng với tên gọi trên blog là Điếu Cày (loại tẩu của nông dân), đã viết bài về các cuộc biểu tình ở Việt Nam chống Trung Quốc – sự kiện rất hiếm khi xảy ra và bị kiểm duyệt chặt chẽ trên báo chí chính thống của nhà nước – và viết cả những bình luận chỉ trích yêu sách của Trung Quốc đối với chủ quyền các quần đảo đang tranh chấp với Việt Nam.

“Họ bảo nếu họ không bắt ba tôi đúng lúc, thì sẽ làm Trung Quốc nổi giận và Trung Quốc sẽ gây chiến, đến khi ấy chúng tôi còn mất chủ quyền nhiều hơn” – con trai ông Hải – anh Nguyễn Trí Dũng – nói trong một cuộc phỏng vấn mới đây với CPJ. “Điều họ nói rõ ràng là không đúng”.

Bốn năm sau, dù đang phải thụ án 30 tháng tù giam về một tội được chế ra là trốn thuế, nhưng ông Hải vẫn tiếp tục phải mòn mỏi trong tù vì chính quyền đã đưa ra một tội mới – chống phá nhà nước – tròng vào ông và hai blogger khác; những người đã cùng nhau lập nên Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, một website đăng tải những bài viết phê phán quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. Ông Hải và hai đồng bị cáo, Tạ Phong Tần, Phan Thanh Hải, đều đang đợi ngày ra tòa, phiên tòa có thể mang lại án 20 năm tù mỗi người. Mẹ của bà Tần, bà Đặng Thị Kim Liêng, đã tự thiêu hồi tháng 7 trong một nỗ lực bi thảm nhằm phản đối các hành động của chính quyền trong vụ án này.

Về phần mình, Dũng cũng bị chính quyền quấy rối nặng nề và dai dẳng trong suốt thời gian anh vận động cho bố được trả tự do. Dũng nói, các nhân viên công an đã hỏi hàng xóm và bạn bè của anh ở trường đại học xem có bao giờ họ nghe thấy anh nói cái gì chống nhà nước không. Anh kể, khi không nhân chứng tiềm năng nào chịu ra mặt, công an bèn ngăn cản anh thi kỳ cuối, khiến cho anh không nhận được bằng tốt nghiệp.

Ngoài ra, mọi hoạt động và giao tiếp của Dũng đều bị giám sát chặt chẽ. Trong cuộc gặp của anh với CPI ngày 26-6, một người có vẻ là nhân viên an ninh, mặc thường phục, đã bước vào căn phòng khuất nẻo ở cái quán café trong ngõ hẻm, nơi cuộc phỏng vấn diễn ra, và nghe lỏm suốt cả buổi. “Chuyện này vẫn xảy ra với chúng tôi – chúng tôi không bao giờ biết được liệu một người tình cờ gặp nào đó có phải là nhân viên công lực hay không” – Dũng viết trong một email sau này, khi buổi phỏng vấn hôm trước đã bị hủy giữa chừng. “Chúng tôi là tù nhân của chính nhà nước mình… Họ tìm cách tiêu diệt tất cả những người đấu tranh cho quyền lợi hoặc nói lên tiếng nói của mình”. (…)

* * *

English source:

When Vietnamese police first detained blogger Nguyen Van Hai in 2008, they told his family it was for his own protection from Chinese secret agents angered by his reporting. Hai, widely known by his blog name, Dieu Cay (Peasant’s Pipe), had reported on local protests against China—rare events that were censored in government-controlled mainstream newspapers—and written critical commentaries about China’s claim to island territories contested by Vietnam.

“They said if they did not catch my father in time, it would disappoint China and they would start a war and then we would lose even more territory,” Hai’s son, Nguyen Tri Dung, said in a recent interview with CPJ. “That obviously wasn’t true.”

Four years later, despite having completed a 30-month sentence on trumped-up tax evasion charges, Hai continues to languish in prison as authorities pursue new anti-state charges against him and two other bloggers who jointly created the Free Journalists Club, a website that carried stories critical of Vietnam’s relations with China. Hai and co-defendants Ta Phong Tan and Phan Thanh Hai await trial on counts that could result in up to 20 years’ imprisonment apiece. Tan’s mother, Dang Thi Kim Lieng, set herself on fire in July in a dramatic and fatal protest against the government’s actions in the case.

For his part, Dung has faced intense and persistent government harassment as he has campaigned for his father’s release. Dung said agents have asked his neighbors and university classmates whether they had ever heard him say anything against the state. When no potential witnesses stepped forward, he said, agents blocked him from taking his final examinations, which has kept him from receiving his degree.

Dung’s movements and communications are closely monitored as well. During a June 26 meeting with CPJ, an apparent plainclothes agent entered the secluded private room in a back alley café where the interview was taking place and eavesdropped on the discussions. “This is what happens to us—we never know if a random person is really a government agent or not,” Dung said in a follow-up email after cutting short the meeting. “We are prisoners of our own government. … They try to break down all people who fight for their rights or speak their own opinions.” (…)

Source: CPJ’s special report on Vietnam’s media freedom by Shawn W. Crispin, published September 19, 2012. Available at: http://cpj.org/reports/2012/09/vietnams-press-freedom-shrinks-despite-open-economy.php


* * *

AFP tường thuật phiên tòa xử ba blogger

Sau phiên xử kéo dài chỉ mấy tiếng đồng hồ, blogger nổi tiếng Nguyễn Văn Hải, nickname Điếu Cày, bị kết án 12 năm tù, còn Tạ Phong Tần – nguyên là công an, sau trở thành nhà bất đồng chính kiến (mẹ bà Tần vừa tự thiêu để phản đối việc con gái bị giam giữ) – nhận án 10 năm và bị lôi ra khỏi tòa trong tiếng la hét của đương sự.

“Tội của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, có mục đích chống phá Nhà nước rõ ràng” – chủ tọa phiên tòa Nguyễn Phi Long nói. Ông bảo rằng hai người này đã “gây mất trật tự” tại tòa án và do đó không được phép nói lời cuối cùng. “Cả hai phải bị trừng trị nghiêm khắc”.

Phan Thanh Hải, người duy nhất trong ba người nhận tội, nhận án 4 năm tù sau khi cam kết trước tòa “sẽ không tái phạm và không có liên hệ gì với những thành phần chống đối nhà nước nữa”.

Hồi tháng 7, mẹ của bà Tần đã tự thiêu ngay trước cổng một cơ quan nhà nước ở địa phương, trong một nỗ lực tuyệt vọng phản đối cáo buộc đối với con gái. Bị lôi ra khỏi tòa, bà Tần vừa đi vừa gào thét. Trong suốt phiên tòa, người phụ nữ 43 tuổi này mặc một chiếc áo phông màu đỏ, vẻ mặt bình thản nhưng buồn bã. Sau khi bản án được tuyên, bà khuỵu xuống, thét lên: “Phản đối!”. Bà bị áp giải ra xe đang chờ sẵn bên ngoài, rồi bị đưa đi.

(……) Trong một phát biểu (bị gián đoạn giữa chừng khi đường truyền âm thanh từ tòa án ra phòng ngoài dành cho các nhà ngoại giao và báo giới bị cắt), ông Nguyễn Văn Hải nói ông chưa bao giờ chống phá nhà nước.

“Tôi chỉ thấy thất vọng/ bất mãn/ bức xúc (frustrated) vì sự bất công, tham nhũng, độc tài không đại diện cho cả nhà nước, mà cho một số cá nhân”.

“Theo luật Việt Nam, công dân có quyền tự do ngôn luận. Điều đó phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam là bên tham gia ký” – ông tuyên bố, trước khi tín hiệu âm thanh bị cắt.

Nhưng thẩm phán Long bảo rằng ba bị cáo đã “lợi dụng Internet để phổ biến các bài viết phá hoại, bôi nhọ hình ảnh lãnh đạo (Việt Nam), phê phán đảng (Cộng sản) và làm giảm lòng tin của người dân vào chính quyền”.

Luật sư của Nguyễn Văn Hải, ông Hà Huy Sơn, phản đối phiên tòa, nói rằng tòa “không cho phép luật sư và bên công tố tranh luận”. Sau phiên xử, ông Hà Huy Sơn cho biết: “Tôi nói với tòa rằng ông Nguyễn Văn Hải vô tội. Do đó, thật không công bằng khi xét xử và kết án ông ấy theo Điều 88”.

Một nguồn tin ở tòa án nhân dân TP.HCM, nơi diễn ra phiên xử, nói với AFP (yêu cầu giấu tên) rằng Nguyễn Văn Hải và Tạ Phong Tần “bác bỏ hoàn toàn” mọi cáo buộc, và chắc chắn sẽ kháng án. (...)